当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo PSG vs Aston Villa, 02h00 ngày 10/4: Khó thắng cách biệt 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Rangers vs Athletic Bilbao, 2h00 ngày 11/4: Chờ đợi lượt về
Cụ thể, các đối tượng đã lợi dụng thời gian vừa qua Techcombank bảo trì toàn bộ hệ thống để gửi tin nhắn giả mạo đến người dùng với nội dung: “[Thông báo] Techcombank xác nhận cập nhật thông tin ứng dụng lỗi trên hệ thống. Vui lòng truy cập thực hiện tại: bitly.go.vn/techcombank…”.
Trung tâm VNCERT/CC khuyến nghị, khi nhận được các tin nhắn như trên, người dân cần nâng cao cảnh giác. Không được cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, thẻ tín dụng,… Tuyệt đối không tiết lộ những thông tin đăng nhập dịch vụ Smart Banking như mật khẩu, mã OTP… trong mọi trường hợp.
Trường hợp nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, người dân cần phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin, trực tiếp là Trung tâm VNCERT/CC qua đầu số tin nhắn 5656 hoặc qua website chongthurac.vn để Cục An toàn thông tin kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý.
Tình trạng nhắn tin mạo danh các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để lừa đảo người dân đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều. Hơn thế, mặc dù không phải là chiêu thức lừa đảo mới song vẫn có không ít người mất cảnh giác, bị lừa đảo, và thậm chí là tự làm lộ mật khẩu tài khoản ngân hàng dẫn đến mất tiền.
Đơn cử như, hồi cuối năm ngoái, Trung tâm VNCERT/CC cũng đã ghi nhận hàng loạt phản ánh của người dân về việc họ nhận được tin nhắn mạo danh các ngân hàng ACB, Sacombank, TPBank... để lừa người dùng truy cập vào các website giả mạo trang giao dịch điện tử của ngân hàng, từ đó đối tượng xấu chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
Trong chia sẻ tại sự kiện Vietnam Security Summit 2022 mới đây, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin cũng cho biết, từ tháng 5/2019 đến nay, đã xuất hiện nhiều chiến dịch tấn công lừa đảo nhằm vào các ngân hàng tại Việt Nam để thu thập thông tin cá nhân, thông tin giao dịch thanh toán của người dùng.
Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay, Cục An toàn thông tin đã nhận được khoảng 1.000 lượt phản ánh của người dân về các vụ lừa đảo trên không gian mạng.
Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay, Cục An toàn thông tin đã nhận được khoảng 1.000 lượt phản ánh của người dân về các vụ lừa đảo trên không gian mạng. |
Để ngăn chặn, giải quyết tình trạng lừa đảo trực tuyến “nở rộ” kể trên, thời gian qua Cục An toàn thông tin đã triển khai nhiều giải pháp.
Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2022, Cục An toàn thông tin đã phát hiện, xử lý 506 website lừa đảo giả mạo tổ chức tài chính, ngân hàng. Hỗ trợ xử lý ngăn ngừa 1,5 triệu người dùng Internet Việt Nam tránh truy cập vào các trang lừa đảo, vi phạm pháp luật.
Cùng với đó, Cục An toàn thông tin cũng đã phối hợp địa phương cảnh báo, tuyên truyền đến cơ sở hàng tuần danh sách website giả mạo; phát triển ứng dụng bảo vệ người sử dụng.
Để đảm bảo an toàn cho người dân trên không gian mạng, trong năm nay, Cục An toàn thông tin đã và sẽ tập trung triển khai 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc tổ chức chiến dịch tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân; triển khai các giải pháp phục vụ người dân như phát triển cổng khonggianmang.vn là điểm đến về an toàn thông tin của người dân và đẩy mạnh sử dụng app bảo vệ người dân.
Phát triển trang DauhieuLuadao.com để cung cấp các tình huống lừa đảo điển hình giúp người dân nhận biết những phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới.
Đồng thời, tiếp tục giám sát 24/7 để phát hiện, cảnh báo và xử lý các website vi phạm pháp luật; hỗ trợ xử lý, ngăn ngừa người dùng Internet Việt Nam truy cập vào các trang web lừa đảo, vi phạm pháp luật; kiểm tra việc tuân thủ quy định bảo vệ thông tin cá nhân đối với các nền tảng số phục vụ người dân.
Vân Anh
Là kết quả hợp tác của Google và NCSC, DauhieuLuadao.com cung cấp các tình huống lừa đảo điển hình, giúp người dân nhận biết những phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới.
" alt="Giả mạo Techcombank để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dùng"/>Giả mạo Techcombank để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dùng
Theo Hindustan Times, vụ việc trên xảy ra hôm 22/5, khi đôi vợ chồng trên đang ngồi cạnh nhau trên xe ô tô. Cảnh sát cho hay, theo lời khai của người vợ, vụ nổ súng bắt nguồn từ một cuộc tranh cãi giữa hai người, xoay quanh chuyện người chồng bị thất nghiệp.
Phó cảnh sát trưởng Deepak Saharan cho biết, viên đạn xuyên qua tai người đàn ông và cắm vào cổ người vợ. “Hiện, báo cáo về đường đạn vẫn chưa có. Chúng tôi mới có thông tin sơ bộ”.
Một cảnh sát điều tra đề nghị giấu tên cho hay, việc đạn xuyên qua cơ thể một người và trúng vào người khác là khá hiếm, song không bất thường, nếu các nạn nhân ngồi sát nhau.
Cơ quan điều tra cho hay, người chồng – đã mất việc được vài tháng, hiện đang nguy kịch, còn người vợ vẫn an toàn. Cả hai đang được điều trị ở bệnh viện Safdarjung ở New Delhi. Vụ nổ súng xảy ra khi người chồng đưa vợ có bầu 7 tháng tới bệnh viện kiểm tra.
Theo điều tra, cặp đôi này ở Faridabad và mới chuyển tới một căn hộ thuê ở Rampura cách đây 5 tháng. Người đàn ông này ly dị vợ đầu vào năm 2017 rồi chuyển tới Mathura làm điều hành một cửa hàng rau quả. Anh ta gặp vợ thứ hai ở Mathura và kết hôn năm 2019.
Đôi vợ chồng cãi nhau vì chồng muốn đưa vợ tới nhà bố mẹ vợ sau khi kiểm tra thai song người vợ lại muốn ở bên chồng. “Họ cứ cãi nhau mãi rồi người chồng dừng xe, rút súng và tự bắn mình”, cảnh sát điều tra cho hay.
Một người qua đường thấy cặp đôi trên đang chảy máu trong xe nên đã gọi cảnh sát. Cả hai được đưa tới bệnh viện Gurugram rồi sau đó được chuyển tới viện Safdarjung ở New Delhi.
Minh Hải
" alt="Hy hữu, đạn xuyên qua đầu chồng, cắm vào cổ vợ"/>Cho đến thời điểm hiện tại, Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn chưa có kế hoạch cấp bằng cho sinh viên.
Trước đó, nhiều phụ huynh, sinh viên phản ánh về việc chậm cấp bằng gây ảnh hưởng đến tâm lý và cơ hội việc làm.
“Con tôi tốt nghiệp nhưng đến nay trường không phát bằng vì lý do không có người ký. Doanh nghiệp hẹn nếu trong vòng 15 ngày không có bằng thì cho nghỉ việc. Sinh viên các trường khác nhận bằng rồi còn Trường ĐH Tôn Đức Thắng thì như vậy” – một phụ huynh có con học ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng than thở.
![]() |
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch TLĐLĐVN |
Trao đổi với VietNamNet, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐ), cho hay cơ quan này đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành để trong tháng 12 kiện toàn được người có thẩm quyền đại diện cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng ký bằng tốt nghiệp.
Ông Hiểu nhấn mạnh sẽ nỗ lực cao nhất với phương châm tất cả vì sinh viên.
Được biết, trong tháng 11, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã làm việc với Trường ĐH Tôn Đức Thắng để rà soát, xem xét, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật Giáo dục Đại học về việc thành lập Hội đồng trường và kiện toàn các vị trí lãnh đạo, quản lý của trường.
![]() |
Ông Lê Vinh Danh - Cựu hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng |
Gần 2 tháng trước, TLĐ - cơ quan chủ quản của Trường ĐH Tôn Đức Thắng quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Lê Vinh Danh bằng hình thức cách chức hiệu trưởng.
Sau khi ông Danh bị cách chức, Ban Giám hiệu Trường ĐH Tôn Đức Thắng không có ai, do các phó hiệu trưởng đã hết nhiệm kỳ (2014 - 2019). Hội đồng trường cũng trong tình trạng tương tự.
Hiện, ông Trần Trọng Đạo, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2014 - 2019 được TLĐ giao thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành nhà trường cho đến khi hiệu trưởng nhiệm kỳ mới được công nhận theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
Lê Huyền
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có quyết định thi hành kỷ luật với Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng - Lê Vinh Danh.
" alt="Bao giờ Trường ĐH Tôn Đức Thắng cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên?"/>Bao giờ Trường ĐH Tôn Đức Thắng cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên?
Siêu máy tính dự đoán Man City vs Crystal Palace, 18h30 ngày 12/4
Trong cuộc thi Amazing Chinese được tổ chức ở Trung Quốc, một cậu bé 3 tuổiđến từ tỉnh Sơn Đông đã khiến trái tim ba vị giám khảo và toàn bộ khán giả ngỡ ngàng với phần biểu diễn vũ đạo đáng yêu của mình.
Được xây dựng dựa trên khung chương trình America’s Got Talent của Mỹ,Amazing Chinese đang là chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm tài tăng đượcyêu thích ở Trung Quốc.
Trong tập vừa được phát sóng tuần vừa qua, một thí sinh nhỏ tuổi, một tàinăng nhí vô cùng dễ thương đã tham gia biểu diễn và ngay lập tức chiếm trọn cảmtình của ba vị giám khảo cũng như toàn bộ khán giả theo dõi cuộc thi.
Zhang Junhao kéo theo một chiếc va-ly nhỏ và xuất hiện trên sân khấu với mộtphong thái cực kỳ tự tin. Cậu gọi chiếc vali đó là “con” của mình. Cậu bé chobiết mình sẽ biểu diễn màn nhảy múa cùng đứa con này.
Theo Reuters, sân bay Songshan của Đài Loan hôm nay (2/7) bắt đầu cung cấp một dịch vụ hoàn toàn mới cho du khách. Họ tạo một lịch trình giả để du khách check-in, đi qua cửa kiểm soát hộ chiếu và an ninh, thậm chí là lên máy bay. Tuy nhiên, máy bay không cất cánh.
Hiện, có khoảng 7.000 người đã đăng ký tham gia và những người chiến thắng sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên. Trong vài tuần tới nhiều chuyến bay giả như vậy sẽ được lập ra.
"Tôi thực sự muốn đi du lịch nước ngoài, song do đại dịch rất nhiều chuyến bay không thể cất cánh", Hsiao Chun-wei, 38 tuổi cho biết.
Theo chương trình trên, các hành khách nhận thẻ lên máy bay, làm thủ tục qua cửa an ninh và xuất nhập cảnh rồi lên máy bay Airbus A330 của hãng hàng không lớn nhất Đài Loan là China Airlines. Trên máy bay, các tiếp viên sẽ tán gẫu với họ.
"Tôi hy vọng đại dịch sớm chấm dứt để chúng tôi có thể thực sự khởi hành", Tsai, một phụ nữ 48 tuổi, nói.
Tại Songshan thường có các chuyến bay tới Tokyo (Nhật), Seoul (Hàn Quốc) và một số thành phố khác ở Trung Quốc. Sân bay này cũng là một trung tâm đi lại quan trọng trong Đài Loan.
Đài Loan hiện không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch do áp dụng các biện pháp phòng ngừa sớm và và hiệu quả. Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không đi du lịch nước ngoài trừ khi thật cần thiết.
Hoài Linh
Nhờ sáng kiến giản dị của chủ nhà trẻ, các cô giáo đang đối mặt với cảnh mất việc do đại dịch Covid-19 đã đi làm trở lại và được trả lương đầy đủ.
" alt="Chuyến bay ảo cho khách ‘cuồng chân’ thèm đi chơi thời Covid"/>Chuyến bay ảo cho khách ‘cuồng chân’ thèm đi chơi thời Covid
Sự sụt giảm mạnh về doanh thu khiến các chuỗi bán lẻ công nghệ phải liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mãi sâu ngay cả trong mùa cao điểm bán hàng cận Tết. Mức khuyến mãi không ngừng gia tăng khiến nhiều sản phẩm đã giảm 30-50% so với giá niêm yết lúc mở bán.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện truyền thông một hệ thống bán lẻ di động lớn cho biết, doanh thu nhiều ngành hàng tại đây đã sụt giảm chỉ còn 60% so với các tháng cuối năm.
Doanh thu giảm xuống dưới điểm hoà vốn, chưa kể đến việc bán hàng với mức lợi nhuận âm do áp lực phải thu hồi tiền và cạnh tranh khiến đại lý này chịu mức lỗ lớn hơn cả những tháng đóng cửa do đại dịch Covid-19.
Không chỉ ở mảng di động, các ngành điện tử tiêu dùng nói chung đều chịu ảnh hưởng bởi xu hướng người tiêu dùng giảm sức mua do gặp khó khăn về kinh tế.
Đặc biệt, trong Quý 4/2022, tổng thị trường laptop đã giảm khoảng 50%. Điều tương tự cũng được dự đoán sẽ diễn ra trong Quý đầu năm nay khi quy mô thị trường laptop có thể sẽ giảm 35-40% so với cùng kỳ năm trước. Điều này trái ngược hoàn toàn so với giai đoạn 2020-2021, khoảng thời gian chứng kiến sức mua máy tính tăng đột biến đến từ nhu cầu học và làm việc online.
Theo ông Nguyễn Lạc Huy - đại diện truyền thông hệ thống bán lẻ CellphoneS, do quá lạc quan về nhu cầu, thị trường bán lẻ công nghệ tại Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu nói chung đều đang hứng chịu cảnh lượng hàng tồn kho dâng cao. Theo ước tính, mức tồn kho của toàn thị trường đang ở mức 8-12 tháng bán hàng.
“Sức ép từ việc lãi suất ngân hàng tăng cao, lượng hàng tồn kho nhiều và sự thiếu hụt về dòng tiền khiến các nhà bán lẻ phải triển khai các chương trình khuyến mãi giảm giá sâu nhằm mục đích thu hút khách hàng. Nhiều sản phẩm được cửa hàng giảm giá từ 30-40% với mục đích duy nhất là có thể giảm bớt hàng tồn kho, thu hồi dòng tiền sớm”, ông Huy chia sẻ.
Cũng theo vị chuyên gia này, trước tình hình ngày càng khó khăn của thị trường bán lẻ đồ công nghệ, các nhà bán lẻ hầu như đã tạm dừng việc mở rộng các cửa hàng. Bên cạnh đó, các biện pháp cắt giảm chi phí đang được ưu tiên hàng đầu để duy trì sự tồn tại của hệ thống, tương tự như khoảng thời gian giãn cách xã hội.
Chuỗi bán lẻ này hiện đã dừng việc tuyển mới nhân sự, cắt giảm giờ công và người lao động tại các cửa hàng có doanh số yếu, cũng như ở các khung giờ vắng khách hàng. Ngoài ra, các khoản chi phí điện nước, văn phòng phẩm… cũng sẽ được tiết kiệm tối đa.
“Dự kiến, CellphoneS sẽ làm việc với các chủ mặt bằng để có sự hỗ trợ về chi phí cho thuê trong thời gian thị trường sụt giảm nghiêm trọng. Chúng tôi cũng đang làm việc với các hãng, các nhà phân phối và đối tác để có sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau”, ông Huy nói.
Một chuỗi bán lẻ lớn khác là Thế giới Di động cũng đang gặp khó khăn. Doanh nghiệp này vừa phải tiến hành thanh lý hàng hóa để đóng cửa toàn bộ chuỗi cửa hàng điện thoại, điện máy Bluetronics ở Campuchia, dù từng là chuỗi bán lẻ lớn nhất nước này với 55 cửa hàng trước đó.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động cho thấy, doanh thu của hệ thống bán lẻ này đạt hơn 30.588 tỷ đồng, giảm 15% so với quý IV/2021. Lợi nhuận sau thuế của Thế giới Di động trong quý IV/2022 đạt 619 tỷ đồng, giảm hơn 60% so với cùng kỳ.
Một điểm đáng chú ý trong báo cáo là quy mô nhân sự của Thế giới Di động đã bị thu hẹp. Dù sau đó, đại diện hệ thống bán lẻ này cho biết báo cáo bị nhầm lẫn và không có chuyện sa thải 7.000 lao động, lượng nhân sự sụt giảm sau cập nhập số liệu của Thế giới Di động vẫn ở mức 2.500 người (tương đương khoảng 3,3% tổng nhân sự).